Hiện nay sơn tĩnh điện với ưu điểm bền, đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu đã được ứng dụng trong rất nhiều bộ phận thiết bị chiếu sáng như vỏ đèn, cần đèn, đế cột đèn, và đặc biệt là cột đèn (hay còn gọi là thân cột đèn, trụ đèn, trụ cột điện).
Nhưng khi tư vấn giới thiệu cho khách hàng thì có những người hỏi rằng: Cột Ống Thép có sơn tĩnh điện được không? Thép mạ kẽm rồi có sơn được tĩnh điện nữa hay không? Các loại cần đèn trang trí bằng sắt uốn sơn tĩnh điện như thế nào? hay Cột đèn trang trí gang đúc nếu muốn sơn theo màu thiết kế, chi phí như thế nào?....v.v
Thì ZALAA Lighting xin trả lời chung cho những câu hỏi trên là đều có thể sơn tĩnh điện ạ
Có thể nói chung rằng, quy trình sơn tĩnh diện cho tất cả các sản phẩm đều bao gồm 4 công đoạn là xử lý bề mặt sản phẩm trước khi sơn, Sấy khô bề mặt trước rồi mới Sơn sản phẩm và Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm, nhưng trong nội dung bài viết nói về Quy trình Sơn Tĩnh cho cột đèn chiếu sáng, ZALAA xin kể đến như sau:
Cột đèn trước khi sơn tĩnh điện phải được xử lý bề mặt. Việc xử lý bề mặt cột đèn nhằm làm sạch dầu mỡ công nghiệp (do việc gia công cơ khí tạo ra), sạch rỉ sét (nếu có). Điều này tạo ra bề mặt sạch tốt cho việc bám dính giữa lớp màng sơn và bề mặt cột.
Cột đèn sau khi xử lý bề mặt sạch phải được làm khô trước khi sơn, bằng phương pháp sấy khô mà nhà sản xuất có hoặc tận dụng thời tiết phù hợp nhất để đảm bảo việc sau khu xử lý sạch bề mặt thì công đoạn làm khô này phải thật nhanh chóng để đưa vào sơn ngay.
Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột, nên khả năng bám dính của sơn lên bề mặt sản phẩm rất nhanh là nhờ lực tĩnh điện, chính vì vậy mà khu vực phun sơn sẽ tạo điều kiện tốt nhất để có thể thu hồi lượng bột sơn dư, bột sơn thu hồi được trộn thêm vào bột sơn mới để tái sử dụng. Phần thu hồi này là đặc tính kinh tế ưu việt của sơn tĩnh điện.
Sau khi phun sơn, Cột đèn đảm bảo có được lượng nhiệt độ phù hợp liên tục trong một khoảng thời gian để định hình hoàn thiện sản phẩm, Nhà xưởng có thể đưa vào lò sấy chuyên dụng với nền nhiệt độ sấy từ 180 – 200 độ C trong 10 phút. Lò có nguồn nhiệt chính bằng bếp hồng ngoại tuyến hoặc Burner, nguyên liệu đốt là Gas để đảm bảo sơn được an toàn và đạt chất lượng tốt nhất.
Qua các quy trình kể trên, cho thấy việc sơn tĩnh điện rất tốt cho các sản phẩm nhất là những sản phẩm chiếu sáng ngoài trời. Công nghệ sơn tĩnh điện áp dụng phun sơn khô với súng phun điện cho độ kế dính tốt nhất, bên cạnh việc lựa chọn nguồn sơn và màu sắc sẽ theo yêu cầu của chủ đầu tư, quý khách hàng.
ZALAA Lighting là đơn vị gia công và lắp ráp theo thiết kế cho các thiết bị chiếu sáng, vì thế các dòng cột đèn chiếu sáng được sơn tĩnh điện ở đây có mẫu mã kiểu dáng đa dạng và phong phú, chất liệu tốt, giá thành hợp lý tiết kiệm chi phí cho Chủ đầu tư, Quý khách hàng và Người sử dụng!