CỘT ĐIỆN CHIẾU SÁNG (Lighting Poles)
-
1. Cột điện chiếu sáng là gì? Cấu tạo, chiều cao và kích thước.
- 1.1 Cột điện chiếu sáng (hay còn gọi là Trụ đèn, Cột đèn, Lighting Poles...) là bộ phận có trụ gắn với liên kết cố định, để nâng đầu đèn lên cao giúp ánh sáng phản chiếu ra xung quanh theo thiết kế. Để đảm bảo tiêu chuẩn thì Trụ(cột) đèn phải được chế tạo từ thép khuôn cuộn và phủ mạ kẽm nhúng nóng nhằm chống oxy hóa, chống gỉ, chống mài mòn và bảo vệ bề mặt.
- 1.2 Cấu tạo của Cột Điện Chiếu Sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn và tùy thuộc vào loại đầu đèn. Nhìn chung thì cấu tạo của chúng gồm có các bộ phận cơ bản như sau:
- - Khung móng cột đèn(Trụ móng): Khung móng được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo cột đèn chiếu sáng giữ chức năng làm nền móng giúp cho cột đèn có thể đảm bảo được yếu tố an toàn.
- + Chất liệu bằng sắt hàn kín lại với nhau dưới dạng những đường bắt chéo. Phần đầu của các khung móng thường được tiện ren và bắt bulong kèm mạ kẽm nhúng nóng.
- + Các loại cột đèn thường có những thông số kỹ thuật không giống nhau nên kích thước khung móng vì vậy cũng khác nhau về độ dày của sắt, chiều chiều sâu và rộng của khung móng, số lượng các bulong trong khung móng.
- - Đế cột đèn: Các loại đế cột đèn thường được sản xuất bằng chất liệu gang đúc có độ bền chắc cao nhằm giúp nâng đỡ và chịu được sức nặng của thân đèn và đèn. Đế cột đèn sau khi đúc xong thường sẽ được gia công phần bề mặt đế cột và phủ một lớp sơn có màu theo yêu cầu của khách hàng.
- - Thân cột đèn: Thân cột đèn là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu tạo cột đèn chiếu sáng. Thân cột đèn có thể được chế tạo bằng những chất liệu khác nhau như: ống nhôm đúc, inox đúc,… Bề mặt của thân cột thường được bảo vệ bằng phương pháp anot hóa kèm theo một lớp sơn phủ màu.
- - Cần cột đèn: Cần đèn được xem là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu có thể được gắn liền cột đèn cao áp hoặc cần rời. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cần đèn với đa dạng mẫu mã và cấu tạo khác nhau. Không chỉ về kiểu dáng, các loại cần đèn còn cần được đảm bảo chất lượng nhằm giúp đèn có khả năng chịu được sức gió cao, hoạt động tốt trong nhiều địa hình.
- - Các bộ phận phụ kiện cột đèn chiếu sáng: Ngoài ra còn một số phụ kiện cột đèn chiếu sáng khác dùng để chiếu sáng như: dây lên đèn, dây ống nhựa xoắn chịu lực, bảng điện cửa cột, tủ điều khiển chiếu sáng,…
- 1.3: Kích thước cột đèn chiếu sáng: Tùy theo khu vực sử dụng mà các cột đèn hình dạng, chiều cao và các kích thước khác nhau như: Cột đèn bát giác liền cần, Cột đèn tròn côn liền cần, Cột đèn bát giác rời cần, Cột đèn tròn côn rời cần, Cột đèn cao áp cần cánh buồm đơn CBD, Cột đèn pha, Cột đèn giàn đèn nâng hạ...Cột đèn tín hiệu giao thông.
- + Về thông số cơ bản:
- - D2: Đường kính gốc cột ( D2 thay đổi theo chiều cao của cột).
- - D1: Đường kính ngọn cột, D1=56 đối với cột bát giác, D1=58 đối với cột tròn côn
- - W: Độ vươn của cần đèn tính từ tim cột xuống lòng đường ( thông thường là 1,2m hoặc 1,5m)
- - H: Chiều cao cột đèn tính từ mặt bích đến tim đường kính ngọn ( thông thường từ 6-11m)
- + Đặc tính cơ bản:
- - Cột đèn chiếu sáng giới thiệu sản phẩm ở đây được tính toán thiết kế chịu được tốc độ gió đến 45m/s (tương đương vùng áp lực gió 125daN/m2). Hệ số hình dạng địa hình và các hệ số thống kê khác nhau bằng.
- - Đối với vùng gió địa hình khác, cột sẽ được thiết kế riêng tuỳ theo yêu cầu đặt hàng.
- - Cột được thiết kế và chế tạo phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cột được tính toán và thiết kế với sự trợ giúp của phần mềm tính cột chuyên dụng.
- - Vật liêu sử dụng cho cột đèn phù hợp với tiêu chuẩn.
- - Cột được hàn dọc tự động trong môi trường khí bảo vệ CO2, phù hợp với tiêu chuẩn.
- - Thân cột được chế tạo liền, khồng hàn nối ngang thân.
- - Cột được mạ nhúng kẽm nóng, phù hợp với tiêu chuẩn. Chiều dày tối thiểu trên một mặ là 65um (450g/m2) đối với thép tấm có chiều dày từ 3 – 5mm.
- + Mỗi loại sẽ có những kích thước khác nhau, và đồng thời trong từng loại cũng có mối tương quan giữa các số đo khác nhau, dưới đây là 2 thông số cột đèn phổ biến nhất:
- - Kích thước phổ biến của cột đèn cao áp bát giác:
- - Kích thước cột đèn cao áp tròn côn phổ biến:
-
Cột đèn đường 6m
Chiều cao cột đèn |
6 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø150 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 2mm cao 1m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 150w hoặc đèn LED 50 – 80w |
- - Chất liệu: Cột đèn đường 6m được làm từ vật liệu thép cuộn nhập khẩu Nhật Bản đạt tiêu chuẩn JIS G3101. Cột đèn không có mối hàn trên thân giúp chống lại quá trình oxy hóa làm tăng tuổi thọ của cột đèn.
- - Tư vấn lắp đặt: Cột đèn cao áp 6m thích hợp lắp ở đường thôn, đường xã, đường ngõ phố,… có chiều rộng lòng đường 4 – 5m.
-
Cột đèn đường 7m
Chiều cao cột đèn |
7 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø150 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 2mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 250w hoặc đèn led 100w |
- - Chất liệu: Cột đèn đường cao áp 7m có phần thân được làm từ thép mạ kẽm nhúng nóng; ứng dụng công nghệ hàn tự động nên toàn bộ phần thân không có mối hàn giúp cột đèn tránh bị oxy hóa.
- - Tư vấn lắp đặt: Với chiều cao 7m cột đèn thích hợp lắp đặt tại những khu vực có lòng đường rộng 5 – 6m.
-
Cột đèn đường 8m
Chiều cao cột đèn |
8 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø150 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 2mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 250w hoặc đèn led 100w |
- - Chất liệu:Cột đèn đường 8m được cấu tạo từ vật liệu thép mạ kẽm nhúng nóng cao cấp, sản phẩm thiết kế tỉ mỉ không có mối hàn. Cột đèn có khả năng chịu được gió tương đương với gió cấp độ 12.
- - Tư vấn lắp đặt: Cột đèn cao áp 8m nên lắp đặt ở những khu vực lòng đường rộng 7 – 8m.
-
Cột đèn đường 9m
Chiều cao cột đèn |
9 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø191 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø58 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 3mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 250w hoặc đèn led 150 -200w |
- - Chất liệu: Cột đèn được làm từ chất liệu thép cao cấp, bền bỉ bên ngoài mạ kẽm trơn bóng. Cột đèn thiết kế không hề có mối hàn nào giữa thân nên hoàn toàn yên tâm cột đèn sẽ không bị han gỉ.
- - Tư vấn lắp đặt: Cột đèn phù hợp ứng dụng lắp đặt cho chiếu sáng lòng đường rộng từ 8 – 9 m.
-
Cột đèn đường 10m
Chiều cao cột đèn |
10 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø191 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 3mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 250w, 300w hoặc đèn led 150w, 180w, 200w |
- - Chất liệu: Chiều cao cột đèn đường 10m được thiết kế với vật liệu thép cuộn cao cấp chống gỉ. Đèn linh hoạt thiết kế phù hợp với các kiểu lắp đặt bát giác, cánh buồm, tròn côn,..
- - Tư vấn lắp đặt: Cột đèn cao áp 10m thường được lắp đặt ở những khu vực mặt đường rộng từ 9 – 10m.
-
Cột đèn đường 11m
Chiều cao cột đèn |
11 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø191 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 3mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 400w hoặc đèn led 200w – 250w. |
- - Chất liệu: Cột đèn cao áp 11m được làm từ chất liệu thép tấm chất lượng cao nhập khẩu từ Nhật Bản. Cột đèn thiết kế không có mối hàn ngang thân giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa.
- - Tư vấn lắp đặt đèn: Ứng dụng cột đèn đường 11m ở những khu vực đường cao tốc, cầu vượt, đường phố,… có chiều rộng lòng đường từ 10 – 11m.
-
Cột đèn đường 12m
Chiều cao cột đèn |
12 m |
Đường kính đáy trụ |
Ø191 mm |
Đường kính đầu trụ |
Ø60 mm |
Cần đèn |
Ø60 dày 3mm cao 2m vươn xa 1,5m |
Công suất bóng đèn cao áp phù hợp |
Đèn cao áp 400w hoặc đèn led 200w – 250w. |
- - Chất liệu: Cột đèn đường 12m có chiều cao lý tưởng. Được làm từ loại thép tấm có khả năng chịu lực rất tốt. Cột đèn ứng dụng công nghệ hàn hiện đại không có mối hàn trên thân cột để tránh bị oxy làm han gỉ.
- - Tư vấn lắp đặt: Cột đèn 12m thường được lắp đặt trong những khu vực lòng đường rộng 12 – 13m.
-
2. Cách lựa chọn cột đèn theo các tiêu chuẩn chất lượng?
- 2.1: Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng
- - Tiêu chuẩn TCXDVN 333 – 2005 thường được áp dụng rộng rãi trong việc tính toán và giám sát cũng như nghiệm thu chất lượng của rất nhiều công trình lắp đặt chiếu sáng tại những khu vực ở ngoài trời.
- - Tiêu chuẩn TCXDVN 333 – 2005 sẽ bao gồm những quy định có liên quan đến đặc điểm cấu tạo, thông số kỹ thuật của những loại cột đèn chiếu sáng tiêu biểu như: Những yêu cầu về an toàn, chống sét, tiếp đất, tính thẩm mỹ của cột, độ tương thích với điều kiện cảnh quan của từng môi trường và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7722-2-3:2007 về đèn điện.
- 2.1.1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được quy định điều chỉnh với các đối tượng sau:
- - Đèn điện trong chiếu sáng đường phố và các chiếu sáng công trình công cộng ngoài trời khác.
- - Chiếu sáng đường hầm.
- - Đèn điện liền cột có chiều cao tổng tối thiểu trên bề mặt đất làm chuẩn là 2,5m.
- - Các nguồn sáng sử dụng điện có điện áp không quá 1000V.
- Lưu ý: Đèn điện liền cột có chiều cao tổng thấp hơn 2,5m đang được xem xét.
- 2.1.2 Những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn
- - Khoảng cách lắp đặt giữa các cột đèn
- + Khoảng cách lắp cột đèn đường áp dụng cho mặt đường có độ rộng lòng đường bằng với độ cao cột đèn.
- + Công thức: e=F/(Etb×l)
Trong đó:
- e: Khoảng cách đèn đường.
- Etb: Độ rọi trung bình.
- l: Chiều rộng của lòng đường.
- F: Quang thông của đèn.
- - Chiều cao cột đèn đường
- + Chiều cao cột đèn đường thông dụng từ 6 – 12m. Ngoài ra, một số chiều cao cột đèn đường sử dụng đặc biệt từ 12- 35m, cột thép đơn thân cao trên 50m.
- + Chiều cao cột đèn đường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến như:
- -Vị trí lắp đặt ( Dải phân cách, lắp 1 bên, 2 bên so le, đối diện 2 bên)
- -Khu vực địa lý ( nông thôn, đường cao tốc, cầu vượt, đường phố, khu đô thị,…)
- -Độ tải điện ( đường dây điện tải bao nhiêu kW)
- -Áp lực gió theo từng khu vực địa lý.
- -Công suất đèn chiếu sáng dự kiến.
- 2.2 Thế nào là cột đèn theo tiêu chuẩn?
- - Cột đèn theo tiêu chuẩn là loại cột được thiết kế theo thông số kỹ thuật của nhà máy chúng tôi, cột được các kỹ sư tính toán thiết kế để đảm bảo an toàn. Cột theo tiêu chuẩn chúng tôi sản xuất sẵn từ 6m đến 11m, độ dày từ 3mm đến 5mm. Đối với các loại cột cao 14m, 17m, 25m, 30m, tùy thuộc vào địa hình để thiết kế.
- - Cột được sấn trên dây truyền công nghệ hiện đại, các mối hàn được hàn trong môi trường bảo vệ khí CO2.
- - Cột được thiết kế tiêu phần mềm chuyên dụng của mỹ.
- - Lớp mạ bên ngoài theo tiêu chuẩn ISO
- - Chiều cao cột đèn ảnh hưởng rất nhiều đến việc thiết kế khung móng, cần lựa chọn độ dày của cột thích hợp với chiều cao để đảm bảo an toàn ( đến với công ty TNHH chiếu sáng HK Việt Nam bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình từ A – Z ).
- - Đối với cột đèn pha thì cần tính toán được đèn nặng bao nhiêu KG để tính toán thiết kế xà đèn hoặc lọng đèn cho phù hợp, tránh tình trạng xà đèn và lọng đèn không chịu được cân nặng của đèn.
- 2.3 Thế nào là cột đèn điện không đạt tiêu chuẩn?
- - Thị trường đang ngày càng bão hòa, đó là lý do bạn có thể dễ dàng tìm kiếm đơn vị cung cấp cột đèn điện. Tuy nhiên sự cạnh tranh về giá cả, mặt hàng, cũng như các phản hồi khác của khách hàng khiến bạn băn khoăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Bạn không nên chọn lựa các sản phẩm kém chất lượng để tiết kiệm chi phí.
- - Tìm hiểu ngay một vài đặc điểm của cột đèn điện không đạt chuẩn:
- + Đặc điểm bên ngoài, các sản phẩm cột đèn này có thể dễ dàng thấy là mỏng hơn so với các loại cột đèn điện tiêu chuẩn.
- + Các mối hàn có hiện tượng han gỉ do để lâu ngày hoặc vệ sinh không được tốt.
- + Hiện tượng giòn, nứt, gãy khi bị tác động mạnh do thực hiện quy trình sản xuất sai.
- + Lớp mạn bên ngoài sần sùi, có hiện tượng bong tróc, không được đẹp..
- + Đường kính cột nhỏ hơn so với tiêu chuẩn
- + Phần đến cột mỏng hơn so với tiêu chuẩn
- 2.4 Các tiêu chuẩn khác:
- 2.4.1. Tiêu chuẩn về vật liệu chế tạo
- - Vật liệu chế tạo thân cột thông dụng là tôn thép cuộn cán nóng SS400 có chiều dày từ 3~6mm theo tiêu chuẩn JIS3101 hoặc tương đương.
- - Thép làm tấm bích đế là loại thép có cơ tính tương đương với thép làm thân cột. Phần lớn tấm bích đế của các loại cột đèn chiếu sáng đường phố thông dụng được tạo hình bởi công nghệ gia công áp lực định hình.
- 2.4.2. Tiêu chuẩn về cấu trúc thân cột và mối hàn
- - Thân cột là ống thép côn liên tục, không cho phép có mối hàn ngang thân. Mặt cắt ngang của ống thép bao gồm nhiều loại tùy theo yêu cầu cụ thể như hình tròn, lục giác, bát giác, đa giác…
- - Tất cả các mối hàn đều được đảm bảo theo tiêu chuẩn AWS D1.1 hoặc tương đương.
- - Mối hàn dọc theo thân cột được thực hiện trên các máy bóp hàn tự động, sử dụng công nghệ hàn tự động dưới lớp thuốc hoặc hàn MIG/MAG trong môi trường bảo vệ khí trơ.
- - Cửa cột được thiết kế theo kiểu tháo rời hoặc lắp liền có khóa an toàn chống mất cắt.
- 2.4.3. Tiêu chuẩn về xử lý bề mặt
- - Tất cả các cột thép sau khi chế tạo đều được mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ bề mặt sản phẩm chống ăn mòn, lớp mạ phù hợp tiêu chuẩn ASTM A123 hoặc tương đương.
- - Sau khi mạ kẽm nhúng nóng, bề mặt ngoài của cột có thể được sơn theo yêu cầu khách hàng.
- 2.5 Cách chọn cột đèn chiếu sáng:
- Chọn theo mục đích sử dụng: Người dùng có thể lựa chọn các loại cột đèn chiếu sáng theo mục đích sử dụng như để trang trí hoặc dùng để cung cấp lượng ánh sáng với các mức độ khác nhau.
- Chọn theo chiều cao cột: Chiều cao của các loại cột đèn chiếu sáng thường không giống nhau, thường tại những khu vực có tốc độ gió mạnh nên tránh chọn các loại cột quá cao.
- Chọn thương hiệu: Hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp cột đèn chiếu sáng, người dùng nên chọn mua cột của những thương hiệu lớn như ZALAA, Toàn Phát, Aplico, Vinaled, kingled,… nhằm hạn chế tình trạng mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
-
3. Phân loại Cột đèn và ứng dụng của chúng
3.1, Tùy theo ứng dụng của loạt đèn mà cột đèn được phân loại theo:
- 3.1.1 Đèn điện phân loại phù hợp theo tiêu chuẩn IEC 60598-1.
- - Trên một ống hoặc cơ cấu tương tự.
- - Trên một cột đỡ.
- - Trên đỉnh cột.
- - Trên dây khẩu độ
- - Trên tường.
- 3.1.2 Vật liệu cấu tạo cột đèn đường
- - Vật liệu bên ngoài đèn đường phải phù hợp với tiêu chuẩn ISO, hoặc EN 40, JIL 103, ANSI C136.
- - Vật liệu cấu tạo đèn đường thiết kế theo tiêu chuẩn JIS G3101 hoặc tương đương.
- 3.1.3 Khu vực chiếu sáng đường phố
- - Chiếu sáng đường cao tốc.
- - Chiếu sáng đường cấp đô thị.
- - Chiếu sáng đường cấp khu vực.
- - Chiếu sáng đường cấp nội bộ.
- - Chiếu sáng đường ngõ xóm.
3.2, Ứng dụng cột đèn chiếu sáng
- - Cột đèn chiếu sáng được lắp đặt tại nhiều khu vực khác nhau như: Khu dân cư, các con đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đi bộ, đường cao tốc, khu vui chơi, công viên, sân vườn,…
- - Trang trí cảnh quan, mang đến tính thẩm mỹ cao, giúp trang trí để một số khu vực như vườn nhà, công viên, ngoại thất,…
- - Lắp tại những con đường lớn nhỏ với công dụng chiếu sáng vào ban đêm. Tạo sự thuận tiện và an toàn trong quá trình lưu thông trên đường, từ đó góp phần giúp giảm đi tình trạng tai nạn không đáng có.
-
4. Các đơn vị cung cấp cột đèn uy tín
Hiện nay có nhiều thương hiệu cung cấp cột đèn chiếu sáng, người dùng nên chọn mua cột của những thương hiệu lớn như ZALAA, Toàn Phát, Aplico, Vinaled, kingled,… nhằm hạn chế tình trạng mua phải những sản phẩm kém chất lượng.
Nguồn: Zalaa tổng hợp