Danh mục Sản Phẩm

Vỏ Đèn LED (LED Light Cover) | ZALAA Lighting

Đó là linh kiện mà chúng ta có thể nhìn thấy đầu tiên của chiếc đèn Led. Nó được cấu trúc gồm nắp đèn, thân đèn, chóa đèn & Cover đèn. Tùy vào ứng dụng của từng loại đèn mà vỏ bọc có các cấu trúc, kiểu dáng, chất liệu khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về Vỏ Đèn LED, Xin mời mọi người cùng ZALAA tìm hiểu qua bài tổng hợp dưới đây:

   Qua các bài chia sẻ tại mục Kiến Thức Chiếu Sáng trước đó, Chúng ta phần nào đã tìm hiểu được cấu tạo cơ bản của chiếc đèn LED gồm CHIP LED (Light Emitting Diode)NGUỒN ĐÈN LED (LED Driver)BỘ TẢN NHIỆT ĐÈN LED (Led Heatsink)LED Lens (Thấu kính – phát tán và định hướng ánh sáng). Và để tất cả các linh kiện đó gói gọn lại thành một chiếc đèn led cung cấp ra thị trường thì phải kể đến vỏ bọc của chúng. 

  • 1. Vỏ Đèn Led là gì? Vai trò & cấu tạo.

    • - Vỏ đèn Led (hay còn gọi là Led Light Cover & Base) là bộ phận bọc bên ngoài bảo vệ các linh kiện bên trong của chiếc đèn led, tùy theo loại đèn mà vỏ bọc có các cấu trúc, kiểu dáng(kích thước, độ dày mỏng) và chất liệu khác nhau.
    • - Để bảo vệ một chiếc đèn hoạt động hiệu suất năng lượng cao và tiết kiệm năng lượng thì vỏ đèn cũng đóng vai trò rất quan trọng như các linh kiện khác. Nhà sản xuất sẽ áp dụng các tiêu chuẩn về chỉ số va đập IK, chỉ số chống thấm IP, tiêu chuẩn chống cháy nổ, khả năng tản nhiệt…vào cấu tạo của từng loại đèn.
    • - Về cơ bản, Cấu tạo của vỏ đèn Led được lắp ráp từ nắp đèn, thân đèn, chóa đèn và Cover đèn.

=> Thông qua vỏ bọc đèn led, chúng ta có thể nhận ra ngay đó là một chiếc đèn loại gì và của đơn vị nào sản xuất.

  • 2. Cấu Trúc Cơ Bản Của Một Bộ Vỏ Đèn.

Tùy vào mỗi loại đèn mà chúng ccos cấu trúc khác nhau, Nhưng một bộ vỏ đèn hoàn chỉnh có những bộ phận sau:

  • 2.1 Nắp đèn:

Là bộ phận che chắn và bảo vệ các chip led bên trong, một số loại nắp đèn dạng hình bán cầu để thay đổi góc chiếu.

  • 2.2 Thân đèn:

Là bộ phận kết cấu chính, bảo vệ, cố định và gắn kết các thành phần bên trong như chip LED, driver, chóa đèn, nắp đèn, tản nhiệt… thành khối thống nhất.

  • 2.3 Chóa đèn:

Hỗ trợ cho đèn LED có độ phản quang cao nhất, tăng khả năng tập trung chiếu sáng của đèn, chóa đèn có nhiều góc độ khác nhau tạo nên sự đa dạng góc chiếu.

  • 2.4 Cover đèn:

Cover là lưới bảo vệ bằng thép chắc chắn, bảo vệ nắp đèn tránh khỏi các va đập trong khi vận hành.

  • 3. Các chất liệu được sử dụng tạo ra vỏ đèn Led, Ưu và nhược điểm.

    • 3.1. Vỏ đèn LED được làm từ Nhựa Acrylic

   Nhựa Acrylic (hay gọi là Acrylic bóng gương) là nhóm nguyên liệu nhựa dẻo tạo nên từ hợp chất axit acrylic; hoặc axit metacrylic cùng một số dẫn xuất acrylic. Ngoài dùng nhựa acrylic tạo ra vỏ đèn người ta còn dùng nó như một thấu kính; giúp ánh sáng chiếu được xa hơn.

  • – Ưu điểm:
    • - Những đèn LED được làm từ nhựa acrylic cho ánh sáng đều và đẹp xuyên suốt cả thanh LED và không bị chói sáng.
    • - Loại nhựa này dẻo và có khả năng chịu lực lớn, độ trong suốt của nó như một tấm kính.
    • - Nó có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với kính cùng thể tích và có khả năng chống tia cực tím cực tốt.
  • – Nhược điểm: 
    • - Đèn LED sử dụng loại nhựa này cấu thành nên sản phẩm thường có giá thành cao hơn.
  • Ứng dụng: Chất liệu nhựa Acrylic dùng làm nắp đèn.

 

  • 3.2. Vỏ đèn LED được làm từ Nhựa Mica

  Nhựa Mica (hay thường gọi là tấm MMA, PMMA hay thủy tinh hữu cơ) là một loại nhựa dẻo trong, đặc biệt mica cho khoảng 98% ánh sáng xuyên qua nó (độ dày 3mm), nhiệt độ cháy của mica là 460*c. Được sử dụng phổ biến và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mica là chất liệu cũng được sử dụng nhiều trong sản xuất vỏ đèn LED.

  • – Ưu điểm:
    • - Bởi nó là một tấm nhựa dẻo và nhẹ nên ánh sáng qua mica trong trẻo và tự nhiên.
    • - Màu sắc đa dạng, phù hợp cho đèn trang trí nhiều màu sắc và dễ tạo hiệu ứng chiếu sáng nghệ thuật.
    • - Chịu nhiệt cao, chống ăn mòn tốt nên thường được ứng dụng làm vật liệu cho đèn LED ngoài trời.
  • – Nhược điểm:
    • Mica không phải là vật liệu dễ vỡ nhưng lại dễ bị nứt nếu có va chạm mạnh lên bề mặt.
    • Độ bền của nhựa mica trong thực tế khoảng 5 năm. Vậy nên để sử dụng cho đèn LED thường có tuổi thọ dài hơn thì cần cải tiến công nghệ để tăng độ bền cho mica tạo nên đèn LED.
  • - Ứng dụng: Chất liệu nhựa Acrylic dùng làm nắp đèn.

 

  • 3.3. Vỏ đèn LED được làm từ Nhôm

  Nhôm (Kí hiệu AI, còn gọi là Aluminium) là kim loại màu trắng bạc, mềm, nhẹ, độ phản chiếu cao, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao, không độc, chống mài mòn. Đây là vật liệu được sử dụng nhiều nhất cho vỏ đèn LED trên thị trường hiện nay. Vì nó có khả năng hấp thụ nhiệt tốt giúp cho quá trình tỏa nhiệt khi đèn hoạt động. Vỏ nhôm càng dày, chắc chẳn độ bền và tuổi thọ của đèn càng cao. 

Nếu vỏ bằng hợp kim nhôm thì tỷ lệ nhôm càng nhiều thì khả năng tỏa nhiệt của đèn càng cao.

  • – Ưu điểm:
    • - Nhôm có khối lượng nhẹ bằng 1/3 thép điều này làm giảm khối lượng của đèn.
    • - Đèn được làm từ vỏ nhôm có độ bền cao, khả năng chống mài mòn tốt, chống xâm nhập của khí, nước và hóa chất vào bên trong của đèn.
    • - Khả năng tạo màu tốt thông qua quá trình mạ, sơn phủ và rất bền màu.
    • - Có thể tái chế được bởi nó không bị chuyển hóa thành chất khác sau thời gian sử dụng lâu dài.
  • – Nhược điểm:
    • - Đèn LED sử dụng nhôm làm thân đèn, đế đèn… thường có giá thành đắt hơn.
    • - Nhôm có độ đàn hồi lớn nên trong quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn.
  • - Ứng dụng: Chất liệu nhôm được ứng dụng để làm thân đèn, tản nhiệt, khoang đựng driver, chóa đèn, cover bảo vệ…

 

  • 3.4. Vỏ đèn LED được làm từ Polycarbonate

   Polycarbonate là một loại nhựa dẻo thuộc họ polymer có chứa các nhóm carbonate liên kết với nhau. Người ta đã ứng dụng polycarbonate trong rất nhiều ứng dụng như kính mắt, kính chống đạn, kính nhà ở,… Và ngày nay người ta sử dụng Polycarbonate cho một số dòng đèn LED để tận dụng những ưu điểm vượt trội của loại vật liệu này.

  • – Ưu điểm:
    • - Polycarbonate là vật liệu dẻo có tính truyền dẫn ánh sáng và chịu bền cao.
    • - Bảo vệ chip LED nhờ tính chịu nhiệt tốt và không bị biến dạng theo thời gian.
    • - Chống cháy nổ hiệu quả, chịu nhiệt độ nóng lên tới 240 độ F.
    • - Truyền dẫn ánh sáng tốt và độ tán sáng cao cho ánh sáng đều màu, ổn định trong thời gian dài.
  • – Nhược điểm:
    • - Quá trình sản xuất phức tạp bởi Polycarbonate cần kết hợp các chất phụ gia vô cơ mới tối đa được khả năng sử dụng.
    • - Giá thành sản phẩm đắt và dễ bị làm giả bằng những loại nhựa rẻ trôi nổi trên thị trường.
  • - Ứng dụng:  Thường làm tròng kính hay lớp vỏ ngoài các bộ phận phương tiện vận tải, các dòng sản phẩm đèn led cao cấp đang được làm từ nhựa PC.

 

  • 3.5 Vỏ đèn LED được làm từ Kính cường lực:

    Kính cường lực là kính thông thường được “tôi nhiệt” lên tới ngưỡng ~700 độ và cho làm nguội nhanh bằng khí mát. Mục đích của việc tôi nhiệt này là để tạo sức căng cho bề mặt kính tăng khả năng chịu lực, chịu va đập mạnh và chịu nhiệt tốt hơn.

  • - Ưu điểm:
    • - Chịu được va đập và dư chấn
    • - Cách nhiệt và phản nhiệt tốt
    • - Ánh sáng từ chip LED dễ dàng xuyên qua kính cường lực tăng khả năng chiếu sáng.
  • - Nhược điểm:
    • - Dễ trầy xước bởi cát hoặc bụi cứng
  • - Ứng dụngSử dụng Kính cường lực làm thấu kính đèn Led. Phù hợp cho những loại đèn cần lắp đặt cho công trình như khách sạn, nhà hàng, khu resort…

 

  • 3.6 Vỏ đèn LED được làm từ nhựa ABS:

 Nhựa ABS (tên viết tắc của từ Acrylonitrile butandien styrene) là vật liệu được dùng trong sản xuất đèn led rất nhiều, trở thành lớp bảo vệ hoàn hảo cho các bộ phận linh kiện khác của đèn.

  • Ưu điểm:
    • - Chống va đập tốt.
    • - Kháng hóa chất.
    • - Khả năng chống nhiệt độ cao và thấp.
    • - Cách điện hoàn hảo.
    • - Dễ dàng sơn phủ.
  • Nhược điểm:
    • - Dễ hư hại bởi ánh sáng mặt trời.
    • - Kháng dung môi.
  • - Ứng dụng: Chất liệu này dùng làm thân đèn led nhỏ, thân đèn dân dụng, chóa đèn dân dụng…

 

  • 4. Kết luận: Làm thế nào để biết Đèn LED có chất liệu vỏ đèn đảm bảo chất lượng?

  •  - Đèn LED đang dần trở thành sản phẩm phổ thông và được sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực chiếu sáng trên thị trường hiện nay. Có rất nhiều cách để biết được chất lượng của một chiếc đèn led, như việc kiểm tra chất lượng của chip Led, Nguồn Driver, Bộ tản nhiệt...thì vỏ đèn cũng phản ánh chất lượng và tuổi thọ của chúng.
  • -  Để đảm bảo chất liệu vỏ đèn được đảm bảo chất lượng thì chúng ta nên tìm đến các sản phẩm của những đơn vị có uy tín và lâu năm, có cam kết chính sách bảo hành sau khi mua bán sản phẩm rõ ràng.

ZALAA Việt Nam là công ty tư vấn thiết kế giải pháp chiếu sáng; gia công sản xuất thiết bị chiếu sáng; thi công xây lắp hạng mục chiếu sáng công nghiệp và dân dụng;...Chúng tôi luôn mong muốn đưa sản phẩm tốt nhất đến với người tiêu dùng. XEM NGAY!

Hà Nội- Miền Bắc (Mr Duy): 0916.347.111 M.Trung- Đà Nẵng (Mr Tuấn Anh): 094.2344.888 HCM - Miền Nam (Mr Tuệ): 0942.668.444
Zalo Messenger Gọi ngay

Giỏ hàng