Chip SMD (SMD là tên viết tắt của Surface Mounted Diode) bạn có thể hiểu tức là các linh kiện gắn trên bề mặt. Cấu tạo của chip led SMD khá nhỏ, dạng phẳng, mảnh, có chứa nam châm.
Trên mỗi con chíp, thường được thiết kế tối đa gồm 3 điốt phát quang. Mỗi điốt là một mạch điện với cực âm và cực dương riêng biệt. Do đó chip SMD có thể có 2, 4 hoặc lên tới tối đa 6 tiếp điểm với khả năng phát sáng mạnh nhất.
Chính điều này khiến chip led SMD có khả năng linh hoạt cao hơn. Đồng thời có độ bền tương đối tốt và sử dụng điện năng ít hơn khoảng 70% so với chip led DIP. Khác với chip DIP chỉ có khả năng phát sáng một màu, trên thiết bị tiêu thụ điện. Chúng ta có thể kết hợp màu sắc đa dạng với nhau, bằng chip SMD gắn 3 điốt phát ra ba màu sắc cơ bản. Gồm: đỏ, xanh lá cây, xanh dương bằng cách điều chỉnh đầu ra tiếp điểm.
Dựa vào kích thước sản xuất, SMD được chia thành nhiều loại khác nhau. Một số chip led đặc biệt được thiết kế với kích thước siêu nhỏ, dùng làm các linh kiện thiết bị điện thoại, máy tính…
Trên thị trường hiện nay, có các loại chip SMD đang được sử dụng rộng rãi như SMD 2835, SMD 3014, SMD 3528 và SMD 5050. Các ký hiệu chỉ số được hiểu là kích thước chiều rộng và chiều dài.
Ví dụ: Chíp led SMD 2835 có kích thước rộng 2.8mm dài 3.5mm. Loại chip 5050 có kích thước rộng 5.0mm dài 5.0mm là lớn nhất hiện nay. Còn được gọi là tri-chip bao gồm 3 con chip led nhỏ tạo thành cụm, với khả năng phát sáng đạt mức cao nhất.
Từ quan điểm sản xuất, chip LED SMD được tạo ra với nhiều thiết kế khác nhau. Kích thước phổ biến nhất là SMD 3528 (chip rộng 3,5mm) và chip SMD 5050 (chip rộng 5mm). Chip SMD được sản xuất sử dụng các lớp nano sapphire và chất dẻo gallium được cắt và liên kết với tấm nền ceramic.
Ưu điểm:
Nhược điểm: