1. Quốc lộ là gì?
Quốc lộ là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.
Đường quốc lộ tiếng Anh là Highway hoặc National Highway.
- Đường quốc lộ (QL) là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.
- Đường quốc lộ (QL) là đường nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.
- Ký hiệu của đường quốc lộ là QL.x ghi trên bảng trắng, chữ đen (QL ghi hoa, chữ và số phía sau là tên của đường quốc lộ, cách nhau bằng dấu chấm.Ví dụ: QL.1A, QL.13, QL.20
2. Quy định đấu nối vào quốc lộ:
Các đường đấu nối vào quốc lộ theo quy định của pháp luật bao gồm:
- – Thứ nhất: Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;
- – Thứ hai: Đường chuyên dùng;
- – Thứ ba: Đường gom.
3. Phân biệt quốc lộ và 5 loại đường bộ:
Theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định mạng lưới đường bộ sẽ được chia thành 6 hệ thống gồm: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng.
- – Quốc lộ:
Quốc lộ như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên, quốc lộ sẽ nối liền thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng, khu vực. - – Đường tỉnh:
Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của các tỉnh lân cận; đường tỉnh là đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. - – Đường huyện:
Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của huyện. - – Đường xã:
Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường huyện là đường có vị trí quan trọng đối với xã. - – Đường đô thị:
Đường đô thị là đường ở trong phạm vi danh giới địa chính nội thành, nội thị.